Khám sức khỏe thi bằng lái xe là một trong những thủ tục bắt buộc đối với tất cả các thí sinh khi đi thi bằng lái xe. Thủ tục này được xây dựng để đảm bảo rằng những người lái xe có đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển các phương tiện giao thông một cách an toàn nhất. Vậy, quy trình khám sức khỏe khi làm hồ sơ thi bằng lái có gì đặc biệt? Nó được diễn ra như thế nào? Hãy cùng giaykhamsuckhoe.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao cần khám sức khỏe thi bằng lái?
Khám sức khỏe thi bằng lái là một nội dung được Bộ Y tế quy định rõ trong thông tư 32/2023/TT-BYT. Theo quy định mới nó là một quy trình kỹ thuật chuyên môn được thực hiện bởi các cơ sở y tế có thẩm quyền khám và cấp giấy khám sức khỏe.
Về tính quy định: Những cá nhân muốn thi bằng lái xe thì cần phải có giấy khám sức khỏe được cấp đúng quy trình và thủ tục theo đúng quy định của Pháp luật.
Về tính an toàn: Giấy khám sức khỏe thi bằng lái là điều kiện để đảm bảo sức khỏe cho các cá nhân khi tham gia giao thông trên đường. Điều này vừa mang tính an toàn cho cá nhân vừa đảm bảo an toàn cho xã hội.
Như vậy, việc khám sức khỏe là điều kiện bắt buộc và cần thiết đối với bất cứ cá nhân nào khi tham gia thi bằng lái xe.
Quy trình khám sức khỏe thi bằng lái
Quy trình khám sức khỏe thi bằng lái sẽ được tiến hành với 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để làm hồ sơ sức khỏe thi bằng lái, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ như:
Đơn đề nghị được khám sức khỏe lái xe: Đơn này sẽ có mẫu để điền thông tin, khi người khám đến cơ sở khám bệnh sẽ được phát.
Giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ chiếu): Người khám cần mang theo bản gốc để nhân viên y tế thực hiện đối chiếu và làm căn cứ khi cấp giấy chứng nhận sức khỏe lái xe.
2 ảnh thẻ 4×6: Người khám cũng cần chuẩn bị 2 ảnh thẻ mới chụp trong vòng 6 tháng, phông nền trắng, rõ mặt, thấy rõ tai, tóc gọn gàng không phủ mặt, mắt nhìn thẳng không kính, không cười hở răng.
Bước 2: Khám lâm sàng
Thực hiện khám lâm sàng là bước quan trọng trong khám sức khỏe thi giấy phép lái xe. Mục đích của bước này là đánh giá sức khỏe tổng quát của người khám để đảm bảo điều kiện lái xe an toàn.
- Khám tổng quát:
Khám tổng quát các chỉ số về: Chiều cao, cân nặng, huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ.
- Khám thị lực
Bác sĩ sẽ kiểm tra về thị lực của người khám về khả năng phân biệt đêm ngày, khoảng cách nhìn gần xa,…
- Khám tai mũi họng:
Bác sĩ sẽ kiểm tra về khả năng thính lực, khả năng nghe âm thanh, tiếng ồn,…
- Khám răng hàm mặt:
Kiểm tra về tình trạng răng miệng, về khả năng phát âm và nhai của người khám.
- Khám tim mạch:
Kiểm tra tim, huyết áp và thực hiện điện tâm đồ.
- Khám thần kinh:
Kiểm tra về khả năng phối hợp và phản xạ của người khám.
- Khám ngoại khoa:
Kiểm tra cơ, xương khớp,…
- Khám nội khoa:
Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu và kiểm tra về các cơ quan trong cơ thể để đưa ra kết luận.
Bước 3: Khám cận thị, loạn thị, nhược thị
Đây là một nội dung quan trọng trong quy trình khám sức khỏe cho người thi bằng lái.
Các tiêu chuẩn về thị lực để thi bằng lái xe ở Việt Nam như sau:
– Mắt không kính: Thị lực mỗi mắt đạt tối thiểu 10/10
– Mắt đeo kính:
- Cận thị không quá 8 diop
- Loạn thị không quá 4 diop
- Viễn thị không quá 5 diop
- Thị lực sau khi điều chỉnh kính ở mỗi mắt cần đạt tối thiểu 8/10.
Lưu ý riêng:
Các tiêu chuẩn về thị lực khi làm giấy sức khỏe thi bằng lái có thể thay đổi tùy loại bằng.
Bước 4: Khám tâm thần
Khám tâm thần cũng là một nội dung khám cực kỳ quan trọng. Nó đảm bảo điều kiện về mặt tâm lý và sức khỏe tâm thần để việc lái xe được an toàn hơn.
Khám tâm thần sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn: Bác sĩ hỏi người đề nghị khám về tiền sử tâm lý, các triệu chứng và những nguy cơ tiềm ẩn.
Đánh giá tâm lý: Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra tâm lý để đánh giá được chức năng cảm xúc, kiểm soát hành vi và nhận thức của bạn.
Các tiêu chuẩn về tâm thần khi làm giấy sức khỏe thi bằng lái xe ở Việt Nam như sau:
Không có các tiền sử về rối loạn tâm thần nặng như:
– Tâm thần phân liệt
– Rối loạn lưỡng cực
– Rối loạn trầm cảm nặng.
Không có tiền sử dụng ma túy hoặc nghiện bia rượu
Không có tiền sử về bạo lực hoặc các hành vi nguy hiểm khác
Không có triệu chứng tâm lý ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn.
Xem thêm:
- Các quy định về mẫu giấy khám sức khỏe năm 2024
- [Mới nhất] Thông tin về khám sức khỏe thi giấy phép lái xe
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về quy trình làm giấy khám sức khỏe thi bằng lái. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào về giấy khám sức khỏe hãy liên hệ với 0985969305theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp nhé:
- Giaykhamsuckhoe.com
- Hotline: 0985969305
Pingback: Dịch vụ làm giấy khám sức khỏe thi bằng lái uy tín Hà Nội